1. Nhựa là gì?
Tuy chỉ mới xuất hiện là vỏn vẹn trong một trăm năm, nhựa là loại vật liệu được phát triển và ứng dụng phổ biến bậc nhất của nhân loại. Sự phát triển chóng mặt này chủ yếu là dựa vào hiệu suất sử dụng xuất sắc của nó. Về cơ bản, nhựa là vật liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được tạo ra từ dầu mỏ. Nhựa rất dễ dàng gia công và được ứng dụng trong các phương pháp như ép phun, ép đùn, thổi màng,…
2. Đặc tính của nhựa
Một số đặc tính nổi bật của nhựa có thể kể đến như sau:
2.1. Tính dẻo
Vật liệu thô sản xuất ra nhựa là dầu mỏ, thứ này có thể được cung cấpvới lượng lớn, vì vậy giá thành để sản xuất ra nhựa là thấp. Chúng ta có thể giảm mạnh giá thành sản xuất của sản phẩm nhựa với tính nhiệt dẻo của nó, mặc dù giá thành của dầu không phải là rẻ.
Tính dẻo là khả năng tạo ra một hình dạng mới sau khi được làm lạnh mà trước đó được làm mềm bởi nhiệt. điều này có thể tạo ra những sản phẩm với hình dạng phức tạp, dễ dàng để sản xuất và hiệu quả gia công cao hơn nhiều so với kim loại. một lượng lớn phát minh và cải tiến của quá trình tạo hình cho nhựa đã được đưa ra trong hơn 100 năm qua, đặc biệt là quá trình tạo hình bằng ép phun, có thể tạo ra những sản phẩm có hình dạng phức tạp một cách dễ dàng.
2.2. Tỷ trọng thấp
Với sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa, gỗ, thép, vải, giầy và hàng loạt các vật liệu truyền thống khác đã nhiều nhựa PO còn có tỉ trọng nhỏ hơn 1g/cm3. Ví dụ như PE và PP chúng có thể nổi trên mặt nước. Tỷ trọng của bọt nhựa chỉ vào khoảng 0,1g/cm3. Tỷ trọng của của một vài loại nhựa nặng hơn. Ví dụ như PVC là 1,4g/cm3, PTFE là 2,2 g/cm3 nhưng chúng vẫn nhẹ hơn so với kim loại và gốm.
Mặc dù tỷ trọng của nhựa là thấp nhưng độ bền của chúng lại lớn, như nylon tỷ trọng bằng 1/10 của thép nhưng độ bền uốn của chúng lại bằng một nửa. độ cứng của nhựa không bằng kim loại, so sánh với kim loại và gốm chúng có khối lượng nhẹ, tính chất cơ học tốt, sức bền cơ học cao và chống mài mòn.
Vì vậy chúng có thể chúng có thể tạo thành những sản phẩm có khối lượng nhẹ nhưng có độ bền tốt. hiện nay một phần nhựa được sử dụng để sản xuất phần lớn các bộ phận của oto, khoảng 50% lượng vật liệu của oto, vì vậy khối lượng của ôt được giảm xuống còn 1/3. Khối lượng oto nhẹ sẽ làm năng lượng tiêu tốn ít hơn.
2.3. Chống ăn mòn
Chống ăn mòn là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết. mỗi năm ở TQ, sự mấ mát kinh tế trực tiếp bởi sự ăn mòn ít nhất là 20 tỷ NDT. Hầu hết các loại nhựa có khả năng chống ăn mòn mạnh và không phản ứng với axits hay kiềm vì vậy chúng thường được sử dụng làm dụng cụ pha chế hóa chất. nhựa không bị gỉ hay mục nát trong môi trường ẩm ướt, chúng cũng không bị ăn mòn bởi vi sinh vật. Vì vậy chúng thường được sử dụng làm cửa, của sổ cho các tòa nhà, cửa hàng v.v…
2.4. Khả năng cách điện cách nhiệt rất tốt
Chuỗi phân tử của nhựa là sự kết hợp của các nguyên tử bởi liên kết cộng hóa trị, không phải là liên kết ion cũng không phải là liên kết cho nhận trong cấu trúc, điện trở của nó nên tới 10^14 ~10^16 Ω. Vì thế nhựa có khả năng cách điện rất tốt, có thể sử dụng làm nút bấm công tắc hoặc vật dụng điện trong nhà, vỏ cách điện cho dây dẫn và cáp điện, nó cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện, điện tử, ra đa, ti vi, viễn thông, đa phương tiện, máy tính v.v…
Một điều rất quan trọng cần phải biết để phát huy ưu thế của nhựa là những nhược điểm của chúng: chịu nhiệt kém, biến dạng ở nhiệt độ cao, bị cháy và oxy hóa dưới tác động của ánh sáng, oxy, nhiệt, nước và môi trường ẩm. ngoài ra do độ cứng bề mặt của chúng thấp làm cho các sản phẩm từ nhựa dễ bị hư hại. do là chất cách điện nên nhựa dễ bị tĩnh điện và hấp thụ bụi.
Nhược điểm chính của nhựa là không bị phân hủy, điều này vô cùng nguy hại cho môi trường. Nó không bị phân hủy dù cho có bị chôn trong vòng hằng trăm năm. Với nhịp sống tăng tốc, để đáp ứng với yêu cầu về sự tiện lợi và sức khỏe của xã hội, các hộp đồ ăn dùng một lần, túi bóng và các sản phẩm khác đang nở rộ trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù tính tiện lợi và giá thành rẻ của chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, chúng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới hệ sinh thái và môi trường nếu chúng vô tình bị thải ra ngoài môi trường. và hiện tượng này được gọi tên với cái tên là ô nhiễm trắng.
3. Ứng dụng của nhựa
Sở hữu những tính chất xuất sắc, nhựa có thể được sử lý để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, mềm mại như lụa cứng như sắt và trong suốt như thủy tinh. Ngày nay các sản phẩm từ nhựa có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. không quá khi nói rằng không có nhựa không có cuộc sống. Những ứng dụng chính được liệt kê dưới đây:
Vật liêu cấu trúc
Vật liệu cách điện
Vật liệu xây dựng
Vật liệu dùng để chứa đựng
Hàng tiêu dùng
Vỏ dây điện, bảng điện, bộ phận điện
Ống dẫn bằng nhựa, ống dẫn ga
Túi bóng, túi giả vải, hộp nhựa,
Đồ dùng, văn phòng phẩm, đồ chơi
Công cụ vận tải, bộ phận phương tiện giao thông
Sợi vải, thảm, thảm cỏ
4. Các loại nhựa
Có hơn 300 loại nhựa được sản xuất trên khắp thế giới, biện pháp phân loại khá phức tạp và khác biệt, chúng có thể bị trùng nhau. Để tiện lợi chúng ta phân loại theo tính chất vật lý, tính chất ứng dụng và phương pháp gia công.
4.1. Phân loại theo tính chất vật lý
heo tính chất vật lý, nhựa có thể chia ra làm hai loại là nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt dẻo có cấu trúc phân tử là mạch thẳng hoặc nhánh, nó bị làm mềm bởi nhiệt độ cao và cứng lại khi làm lạnh và quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần mà chỉ có sự thay đổi về trạng thái vật lý. Vì vậy phế liệu, hay rác thải trong quá trình gia công có thể được tái chế bằng cách nghiền nhỏ chúng. Nhựa nhiệt dẻo bao gồm: PE, PP, PVC, PS, ABS, PA, PO, PC, PMMA v.v.
Nhựa nhiệt rắn có tính dẻo và cấu trúc mạch thẳng trước khi được gia nhiệt, chuỗi polyme mạch thẳng có thể kết hợp bởi liên kết hóa học tạo thành mạng lưới liên kết khi gia nhiệt và tạo thành mạng lưới polyme không gian, nó sẽ không bị nóng chảy hoặc hòa tan được nữa và cấu trúc của nó cũng không thể thay đổi lại. như vậy cả biến đổi hóa học và biến đổi vật lý đã xảy ra trong quá trình. Phế phẩm và những thứ còn lại trong quá trình không thể tái sử dụng.
4.2. Phân loại theo phương pháp gia công
Nhựa có thể phân loại theo phương pháp gia công như: nhựa đúc, nhựa ép phun, nhựa thổi.
4.3. Phân loại theo sản phẩm
Nhựa có thể chia ra làm màng nhựa, ống nhựa, vỏ cáp, vật liệu xây dựng, bọt nhựa.
5. Các cách pha màu cho nhựa
Pha màu là việc làm biến dổi màu sắc của một chủ thể hoặc tạo màu cho một vật không có màu. Màu sắc được hiện diện bởi sự hấp thụ và phản xạ có chọn lọc một số sóng ánh sáng có màu nhất định, theo quy ước, màu có thể phân thành bột màu (pigment) và thuốc nhuộm (dye).
Thuốc nhuộm là chất hữu cơ tổng hợp có thể tan trong hầu hết dung môi và chất nhuộm. Thuốc nhuộm có độ trong tốt, khả năng pha màu mạnh và tỷ trọng nhỏ. Khác với thuốc nhuộm, bột màu không tan trong nước, dầu, hay nhựa, nó thường chỉ phân tán trong nhựa và tạo nên màu cho vật thể.
Thêm vào đó nó không phản ứng với vật liệu được pha màu, bột màu chỉ có thể phân tán đồng đều trong nhựa bởi phương pháp vật lý để đạt được hiệu suất pha màu lý tưởng. mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng vẫn không thể đưa ra một định nghĩa cho chúng một cách chắc chắn. Sự phân loại trong bột màu là không rõ ràng. Một số loại bột màu vô cơ có thể tan trong một số loại polyme nhất định. Ví dụ red 254 (DDP red) là màu đỏ tươi không tan trong hầu hết các loại polyme.
Thuốc nhộm là hợp chất hữu cơ trong khi đó bột màu có thể là vô cơ hoặc hữu cơ. Chúng khác nhau về tính chất. bột màu vô cơ là muối hoặc oxit của các kim loại. bột màu vô cơ của cùng một loại có rất nhiều điểm chung. Chúng không tan trong các dung môi thông thường cà chịu nhiệt tốt hơn bột màu hữu cơ, mặt khác màu hữu cơ thường có cường độ cao hơn.
Tóm lại, màu dùng cho nhựa bao gồm bột màu hữu cơ, bột màu vô cơ và thuốc nhuộm.